Đau họng mất tiếng phải làm sao?

Đau họng mất tiếng phải làm sao? 2024-08-25 11:23:04
post

Đau họng mất tiếng là một hiện tượng phản ánh vấn đề sức khỏe của bạn. Hiện tượng này cũng gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống vì nó làm mất đi khả năng giao tiếp, nói chuyện. Đặc biệt với những người có công việc cần phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ thì lại càng cần được quan tâm đúng cách.

Đau họng mất tiếng có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống.
Đau họng mất tiếng có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống.

Vậy nguyên nhân nào gây đau họng mất tiếng và đâu là cách giải quyết? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Lý giải hiện tượng đau họng mất tiếng

Đau họng mất tiếng thường hay xuất hiện vào những thời điểm giao mùa hay gào mùa đông, khi thời tiết thay đổi thất thường. Biểu hiện của các bệnh lý thuộc hệ hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, u xơ dây thanh hay u tuyến giáp, thậm chí là ung thư.
Đau họng mất tiếng là tình trạng giọng nói bị khàn đục, âm thanh phát ra bị rè, âm lượng giảm. Khi nói, âm thanh không thể phát ra được, nói không ra hơi, không được tròn vành rõ chữ. Cổ họng của người bệnh lúc này cũng rất khô và đau rát.

Nguyên nhân gây đau họng mất tiếng

Cảm cúm, sốt do thời tiết và virus

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho sức đề kháng suy giảm, virus dễ xâm nhập vào cơ thể và gây cảm sốt. Ban đầu có thể gặp các triệu chứng như ho, sốt, lâu hơn có thể gây khàn tiếng, mất tiếng.

Thời tiết thay đổi dễ gây cảm sốt, đau họng, mất tiếng.
Thời tiết thay đổi dễ gây cảm sốt, đau họng, mất tiếng.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Sốc nhiệt độ khi nhanh chóng thay đổi môi trường từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng là một nguyên nhân gây đau họng mất tiếng. Ví dụ như đang ngồi trong phòng máy lạnh và đột ngột ra ngoài trời nóng bức; đi từ nước này qua nước khác có khí hậu trái ngược nhau…

Ô nhiễm không khí

Thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm như xí nghiệp, nhà máy, hít phải các chất tẩy rửa… Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Và đau họng mất tiếng là một trong số đó.

Hút thuốc lá chủ động và thụ động

Khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc họng, làm giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc. Niêm mạc họng dễ bị kích ứng, khô cổ, đau rát và mất tiếng.

Hút thuốc lá không những gây đau họng mất tiếng, hút nhiều và lâu dài có nguy cơ gây ung thư vòm họng, ung thư phổi.
Hút thuốc lá không những gây đau họng mất tiếng, hút nhiều và lâu dài có nguy cơ gây ung thư vòm họng, ung thư phổi.

Nói quá to và quá nhiều

Có thể do đặc thù công việc phải nói nhiều hoặc trong một cuộc vui, việc bạn nói nhiều và nói to liên tục khiến cổ họng bị tổn thương, gây đau họng mất tiếng

Uống nhiều nước lạnh

Nước quá lạnh làm cho các tổ chức cổ họng dễ bị kích ứng và phù nề. Lúc này, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào các tổ chức hầu họng và gây tổn thương.

Bệnh lý mũi họng, bệnh lý tuyến giáp

Viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, u xơ dây thanh, polyp dây thanh, u tuyến giáp, ung thư vòm họng…

Đối với các trường hợp đau họng mất tiếng do bệnh lý nghiêm trọng thì không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện.
Đối với các trường hợp đau họng mất tiếng do bệnh lý nghiêm trọng thì không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện.

 

Làm gì khi bị đau họng mất tiếng

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Hạn chế nói chuyện khi bị đau họng mất tiếng để cổ họng được nghỉ ngơi và phục hồi. tập các bài luyện thanh để tránh tổn thương thanh quản khi nói;

  • Dừng tiếp xúc với nguồn không khí độc hại, hạn chế sử dụng thuốc lá;

  • Không uống bia rượu, không uống nước đá lạnh. Thay vào đó nên tập uống nước ấm;

  • Luôn giữ ấm cơ thể và giữ ấm cổ họng khi ra ngoài trời gió hay đến những nơi có không khí lạnh.

  • Súc miệng, súc họng bằng nước muối loãng hoặc muối pha với nước trà;

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Trong một số trường hợp tình trạng đau họng mất tiếng kéo dài kèm theo triệu chứng bất thường, nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Một số mẹo giúp giảm đau họng mất tiếng

Giấm táo

Pha loãng giấm táo với một lượng nước nhỏ để uống 2 – 3 lần mỗi ngày khi bị đau họng mất tiếng. Dùng liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên với những người có vấn đề về dạ dày thì nên cẩn thận.

Giấm táo có chứa axit malic – chất kháng khuẩn giúp tăng khả năng miễn dịch và làm giảm triệu chứng đau họng mất tiếng
Giấm táo có chứa axit malic – chất kháng khuẩn giúp tăng khả năng miễn dịch và làm giảm triệu chứng đau họng mất tiếng

Mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương, giúp giảm đau tiêu viêm. Vì thế, có thể sử dụng mật ong để làm dịu cơ đau họng mất tiếng. Một số cách dùng mật ong:

  • Pha một chút mật ong với nước ấm để uống buổi sáng
  • Mật ong ngâm đông trùng hạ thảo
  • Mật ong ngâm với chanh hoặc chanh đào nếu có
  • Gừng hoặc tỏi ngâm mật ong cũng rất tốt cho cổ họng

Lê chưng cách thủy

Chuẩn bị 1 trái lên tươi, gọt sạch vỏ, bổ đôi; thêm chút đường phèn và hạt xuyên bối. Sau đó đem chưng cách thủy trong 30 phút. Sử dụng ngày 1 – 2 lần có khả năng xử lý tình trạng đau họng mất tiếng.

Lê chưng cách thủy là món ăn được nhiều người sử dụng khi bị đau họng mất tiếng.

Sử dụng xịt họng Larigas

Giúp giảm các triệu chứng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, giảm ho, đau rát họng, khàn tiếng, mất tiếng…
Giảm đau, tăng tái tạo niêm mạc, thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc;
Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc hầu họng;
Hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập.

Xịt hong Larigas
Xịt hong Larigas

Xịt họng Larigas an toàn cho mọi đối tượng, bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú. Đây là gợi ý phù hợp dành cho người bệnh đang gặp các vấn đề về cổ họng như ho rát cổ họng, đau họng mất tiếng, cảm sốt; người bị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng thanh quản, viêm thanh quản; chăm sóc cổ họng khỏe mạnh.
 

0385781539