5 sai lầm khiến bị trào ngược dạ dày ngày càng nặng: Bạn đã mắc phải?
Việc không đảm bảo phác đồ điều trị, thường mắc sai lầm trong quá trình chăm sóc khiến bị trào ngược dạ dày không những không hết mà còn khiến tình trạng trở nặng. Và bài viết này sẽ chỉ ra 5 sai lầm khiến trào ngược dạ dày ngày càng nặng. Hãy xem bạn có đang mắc phải hay không.
Bị trào ngược dạ dày và ảnh hưởng của bệnh
Bị trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược axit, là tình trạng dịch tiêu hóa của dạ dày thường xuyên bị chảy ngược lên thực quản và/ hoặc miệng. Dịch tiêu hóa của dạ dày có tính axit nên sẽ gây kích ứng, làm viêm niêm mạc thực quản của người bệnh.
Trào ngược thực quản ban đầu sẽ gây ra một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nôn và buồn nôn, có cảm giác tức ngực, nóng trong ngực, cảm giác nuốt vướng ở cổ họng. Lâu dài sẽ gây ho mãn tính, viêm thanh quản, gây bệnh hen suyễn hoặc người bị hen suyễn thì tình trạng sẽ trở nên xấu đi.
Bị trào ngược dạ dày nếu không được điều trị đúng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, loét thực quản hay trường hợp xấu nhất là bị ung thư thực quản dù tỉ lệ không cao.
5 sai lầm khiến Bị trào ngược dạ dày ngày càng nặng
Bạn bị trào ngược dạ dày nhưng càng điều trị bệnh càng trở nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy xem 5 lý do dưới đây, để biết bản thân có đang vướng phải sai lầm gì không nhé!
-
Ăn uống không khoa học
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Bị trào ngược dạ dày xuất phát từ việc ăn uống thiếu khoa học, ăn không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều loại đồ ăn vặt, đồ cay nóng…
Việc ăn uống không khoa học sẽ gây ra rối loạn, tăng tiết axit dạ dày và trở nên dư thừa, từ đó gây nên tình trạng trào ngược. Nhất là khi một người đang gặp tình trạng này, không chú ý việc ăn uống thì sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Vì thế, điều quan trọng cũng là cơ chế chính trong điều trị trào ngược dạ dày chính là giảm tiết hay trung hòa axit dạ dày. Bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn, bắt đầu từ việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa, hạn chế ăn các loại thực phẩm có hại, tăng cường nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất và tốt cơ cơ thể.
-
Ăn quá no
Thói quen ăn uống quá no, ăn vô độ cũng khiến cho trào ngược dạ dày ngày càng nặng. Khi ăn quá no sẽ gây ra áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản. Từ đó, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, tạo điều kiện cho dịch dạ dày đi ngược lên trên.
Không chỉ đối với người bị trào ngược dạ dày mà bất kỳ ai cũng thế, ăn một bữa quá no sẽ gây ra cảm giác căng tức bụng, khó chịu. Ăn nhiều dư chất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cân nặng. Mà khi cân nặng càng tăng, nguy cơ mắc trào ngược dạ dày cũng lớn hơn.
Để hạn chế được vấn đề này, mỗi người trong mỗi bữa ăn chỉ nên ăn một lượng thức ăn nhất định. Không ăn gắng, ăn quá no. Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để bản thân không ăn phải quá no nhưng cũng không bị đói, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
-
Ngủ ngay sau khi ăn
Đi nằm nghỉ ngay sau khi ăn là thói quen dễ bắt gặp ở nhiều người và gây nên không ít tác hại cho cơ thể.
Việc nằm ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng mức axit trong dạ dày, bị chứng khó tiêu, gây áp lực lên đường tiêu hóa nhiều hơn và dẫn đến chứng trào ngược dạ dày và kích thích lớp niêm mạc thực quản. Tình trạng sẽ gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây mùi hôi khó thở.
Vì thế, sau khi ăn, thay vì nằm thì bạn nên ngồi nghỉ hoặc đứng lên và đi lại nhẹ nhàng để cải thiện hiệu quả tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng không nên vận động quá thoải mái hoặc tập thể dục.
Theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, khuyến khích người mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản chỉ nằm xuống sau khi ăn 3 giờ.
-
Lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau thường được sử dụng trong việc xoa dịu các cơn đau do chấn thương, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu… Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Với người bị trào ngược axit dạ dày thì việc sử dụng thuốc giảm đau lại càng phải thận trọng.
Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc giảm đau chính là kích ứng dạ dày, đặc biệt là uống thuốc khi đang đói. Người bệnh có thể buồn nôn hay nôn do tăng tiết axit. Vì thế, nếu có thể hãy hạn chế sử dụng thuốc giảm đau khi đang bị trào ngược dạ dày. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đừng quên chia sẻ với bác sĩ điều trị về tiền sử bệnh trào ngược của mình.
-
Sử dụng nhiều chất kích thích
Cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò là nút khóa, đảm bảo không cho dịch vị dạ dày có chứa axit trào ngược lên cổ họng, thực quản. Tuy nhiên, với những người có sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, hóa chất, caffeine… có thể khiến suy yếu cơ thắt thực quản dưới. Khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, axit dạ dày có thể trào ngược lên và gây sưng, viêm cũng như các triệu chứng khác của bệnh.
Các chất kích thích chưa bao giờ là tốt đối với cơ thể con người, nhất là với người bệnh trào ngược dạ dày. Chính vì thế, muốn bệnh không ngày càng nặng, tốt nhất hãy từ bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích ngay từ bây giờ!