5 lưu ý quan trọng khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh giúp loại bỏ các chất nhờn, vi khuẩn trong mũi, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ và rất nhạy cảm nên cần rửa mũi đúng và đủ để đảm bảo an toàn cho bé.
Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Khi nào cần vệ sinh
Khi trẻ có các dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè, khó thở… thì cần phải vệ sinh mũi. Cơ chế tiết dịch mũi tự động giúp làm ẩm khi không khí vào đường thở, tuy nhiên nếu bị nhiễm virus, vi khuẩn thì dịch mũi sẽ tiết ra nhiều hơn và gây ra những tình trạng trên.
Việc rửa mũi sẽ giúp thông thoáng đường thở, bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Đồng thời cũng giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường thở và mắc một số bệnh lý đường hô hấp.
Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Riêng với trẻ sơ sinh, mọi việc phải luôn cẩn thận và nhẹ nhàng. Khi vệ sinh mũi cho bé cũng vậy. Phụ huynh cần tìm hiểu trước những thông tin cụ thể và chính xác về cách vệ sinh mũi cho bé.
Và đây là cách vệ sinh mũi tại nhà an toàn mà phụ huynh có thể tham khảo:
- Bước 1: Cho bé nằm ngửa trên giường, đặt đầu hơi nghiêng về một bên và dùng tay cố định đầu bé
- Bước 2: Đưa dung dịch nhỏ mũi/ nước nhỏ mũi vào gần lỗ mũi của bé. Nhỏ 1- 2 giọt và một bên mũi của bé. Giữ nguyên một lúc, dùng đầu ngón tay day nhẹ bên lỗ mũi để dung dịch nhỏ mũi ngấm vào cho chất nhầy mũi loãng ra và dễ hút hơn.
- Bước 3: Dùng tăm bông hoặc khăn mềm thấm nhẹ các phần dịch tiết ra trong mũi bé. Lưu ý là không nên ngoáy mạnh hoặc đưa quá sâu và mũi.
- Bước 4: Nếu mũi bé có nhiều dịch nhầy thì có thể kết hợp sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để có thể lấy hết phần dịch này ra ngoài.
- Bước 5: Tiếp tục lặp lại với bên mũi còn lại cho đến khi vệ sinh mũi bé sạch sẽ.
- Bước 6: Dùng khăn bông ẩm để lau sạch và khô xung quanh mũi của bé.
5 lưu ý quan trọng khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Và để việc vệ sinh mũi cho trẻ có được hiệu quả tốt nhất, thì đây là 5 lưu ý quan trọng mà phụ huynh cần biết.
Tần suất vệ sinh mũi
Không nên lạm dụng việc vệ sinh mũi cho trẻ vì có thể vô tình làm mất đi lớp nhầy tự nhiên, mũi bị khô, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm. Theo đó, tần suất vệ sinh mũi phù hợp:
- Đối với trường hợp trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp thì nên rửa mũi với tần suất tối đa 3 lần/ngày.
- Còn với trẻ hô hấp toàn toàn bình thường và không có các biểu hiện khác như nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè thì chỉ nên rửa mũi từ 2 – 3 lần/ tuần mà thôi.
Thời điểm vệ sinh mũi
Thời điểm vệ sinh mũi thích hợp nhất cho trẻ là trước khi ăn và trước khi cho trẻ ngủ. Tuyệt đối không rửa mũi cho trẻ khi trẻ vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ. Còn nếu vệ sinh mũi khi trẻ đang ngủ sẽ khiến cho dung dịch nhỏ mũi bị ứ đọng, chảy tới các cơ quan khác như tai hay họng và gây ra những vấn đề khác nữa.
Lựa chọn dung dịch nhỏ mũi
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch nhỏ mũi khác nhau khiến phụ huynh bối rối, không biết nên chọn loại nào. Với trẻ sơ sinh, dung dịch nhỏ mũi cần được chọn lựa kỹ lưỡng, vì thế tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại phù hợp với con bạn.
Lựa chọn dụng cụ rửa mũi
Trẻ sơ sinh chưa biết cách hỉ mũi nên khi vệ sinh, rất khó để loại bỏ hết dịch nhầy bên trong khoang mũi. Vì thế cần phải có sự hỗ trợ của các dụng cụ hút mũi, rửa mũi chuyên dụng. Bố mẹ có thể chọn loại được thiết kế cho trẻ sơ sinh.
Đảm bảo an toàn vệ sinh
Thêm một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình vệ sinh mũi cho trẻ, bao gồm:
- Người trực tiếp vệ sinh mũi cho trẻ cần đảm bảo đã rửa tay sạch với xà phòng.
- Khử trùng các dụng cụ vệ sinh mũi
- Tránh tự ý hút mũi bằng miệng, sẽ không đảm bảo vệ sinh cho trẻ sơ sinh
- Sau khi sử dụng, bảo quản dung dịch cũng như dụng vụ vệ sinh mũi của trẻ ở nơi sạch sẽ, khô ráo.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ cần thiết cho phụ huynh đang tìm hiểu về cách thực hiện cũng như lưu ý trong quá trình vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh.