Bé khò khè liên tục: Phụ huynh cần lưu ý điều gì?

Bé khò khè liên tục: Phụ huynh cần lưu ý điều gì? 2024-10-17 02:40:20
post

Trẻ sơ sinh khò khè có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến trẻ gặp biến chứng nguy hiểm.

Và đây là một số điều phụ huynh cần lưu ý khi bé nhà mình bị khò khè liên tục. Cùng nắm và chia sẻ thông tin đến nhiều phụ huynh khác nhé!

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi trẻ sơ sinh khò khè.

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi trẻ sơ sinh khò khè.

Thực tế tình trạng trẻ sơ sinh khò khè

Bệnh lý về đường hô hấp là nhóm bệnh thường gặp nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện nên dễ mắc bệnh

Ở những năm đầu đời, hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện, phế quản có kích thước nhỏ, nhạy cảm với tác động nên dễ sưng, viêm, phù nền, tiết dịch. Khi dịch tiết nhiều, có thể sẽ kèm theo xác vi khuẩn và bạch cầu khiến dịch đặc sệt, chuyển sang màu xanh hoặc vàng. Dịch nhầy này dễ gây tắc nghẽn đường thở, từ đó gây nên tình trạng khò khè ở trẻ sơ sinh.

Có đến 30 - 40% trẻ bú mẹ bị khò khè

Theo thống kê, số trẻ trong giai đoạn bú mẹ có đến 30 – 40% gặp phải tình trạng thở khò khè ít nhất 1 lần. Trẻ càng lớn hơn thì nguy cơ thấp hơn. Song chúng đều xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm nên phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm.

Có tới hơn 1/3 số trẻ bú mẹ bị khò khè.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khò khè

Xác định được đâu là nguyên nhân trẻ sơ sinh khò khè để đưa ra phương pháp khắc phục hợp lý.

Trẻ sơ sinh khò khè do bệnh lý

  • Bệnh hen suyễn (hen phế quản)
  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản

Trẻ sơ sinh khò khè do dị ứng/ môi trường

  • Tiếp xúc với khói bụi, ẩm mốc
  • Khói thuốc lá
  • Độ ẩm không cân bằng

Trẻ sơ sinh khò khè do một số nguyên nhân khác

  • Dị vật đường thở
  • Phù phổi
  • Lao
  • Trẻ mặc dị tật bẩm sinh ở phế quản, phế quản bị chèn ép (mạch máu bất thường, có u, hạch gần phế quản)

Cách nghe tiếng thở phát hiện bất thường

Bố mẹ cần chú ý lắng nghe tiếng thở của trẻ để phát hiện tình trạng sức khỏe bất thường của con, giúp phát hiện vấn đề nếu có. 

Áp sát và lắng nghe tiếng thở của trẻ sơ sinh để phát hiện điều bất thường.

Tiếng thở nghe như tiếng huýt sáo

Do mũi của trẻ có lỗ thông khí nhỏ, nên rất dễ bị thu hẹp hay cản trở nếu chẳng may có nước nhầy hay ít sữa bị chảy vào. Từ đó tạo nên âm thanh lạ như tiếng huýt sáo khi trẻ hít thở. Việc của bạn khi phát hiện vấn đề chính là thông sạch mũi cho trẻ.

Tiếng thở nghe khàn khàn

Do tình trạng dịch nhầy làm tắc nghẽn thanh quản ở trẻ sơ sinh, khiến trẻ sơ sinh khò khè và phát ra âm thanh nghe khàn khàn lúc thở. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản (một chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản) khiến cho đường dẫn khí dưới dây thanh bị hẹp, hơi thở trở nên nặng nề hơn.

Trẻ thở gấp

Viêm phổi do vi khuẩn và virus làm tăng tiết và gây tích tụ chất nhầy bên trong phế nang. Trẻ có thể thở nhanh, thở dốc nếu đang bị viêm phổi. 

Thở gấp, thở dốc do viêm phổi có thể kèm triệu chứng mặt xanh tím và ho kéo dài.

Làm gì khi trẻ sơ sinh khò khè

Trẻ sơ sinh khò khè là vấn đề hô hấp khá phổ biến và không ít phụ huynh chủ quan rằng đây chỉnh là vấn đề đơn giản và có thể giải quyết bằng việc rửa mũi, thông mũi. Thực tế, nếu trẻ chỉ bị khó thở do nghẹt mũi thì chỉ cần giữ cho đường thở thông thoáng là xong. Nhưng nếu triệu chứng thở khò khè rõ ràng, liên tục, kèm các triệu chứng khác như khó thở, thở mệt, tím tái, ho, sốt, rối loạn tri giác… thì lại là câu chuyện khác.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng rất cao. Phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, chấp hành đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.

 

Khi trẻ sơ sinh khò khè, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng. Nếu dùng sai cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc tại nhà đúng cách khi trẻ bị khò khè cũng đóng vai trò quan trọng. Theo đó, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề như:

  • Cho trẻ bú đầy đủ thì mới có đủ dưỡng chất để hồi phục sức khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
  • Rửa mũi cho trẻ để loại bỏ dịch nhầy, giảm thiểu tình trạng khó thở, thở khò khè ở trẻ.
  • Giữ môi trường sinh hoạt của trẻ thông thoáng, sạch sẽ, không khói bụi ẩm mốc.
  • Cân bằng độ ẩm

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh khò khè và một vài điều phụ huynh cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà mình.





 
 
0385781539