Cách nhỏ mũi cho trẻ an toàn, không lo tác dụng phụ
Bên cạnh việc chọn mua loại thuốc nhỏ mũi trẻ em phù hợp, thì cách nhỏ đúng cũng rất quan trọng. Nhỏ mũi đúng cách đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh ảnh hưởng xấu không mong muốn tới sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu để biết chi tiết các bước nhỏ mũi cho trẻ an toàn
Nguy cơ nếu dùng thuốc nhỏ mũi trẻ em sai cách
Viêm mũi, viêm họng, dị ứng, viêm phế quản, viêm phổi… có thể gây ra các dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ. Khi gặp tình trạng này, cùng với dùng các loại thuốc uống trong, vệ sinh mũi cho trẻ bằng thuốc nhỏ mũi cũng được áp dụng. Nhưng nếu không làm đúng cách, thuốc sẽ khó ngấm, làm giảm hiệu quả điều trị, khiến bệnh tái đi tái lại.
Không chỉ vậy, sử dụng thuốc nhỏ mũi trẻ em sai cách còn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
-
Khô rát mũi
-
Chảy máu mũi
-
Nấm họng
-
Làm mất đi các yếu tố miễn dịch tự nhiên của niêm mạc mũi
-
Nôn hoặc buồn nôn
Vì thế, điều quan trọng đó là cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi nhận thấy bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Lựa chọn thuốc nhỏ mũi trẻ em an toàn
Trước khi tiến hành nhỏ mũi trẻ em an toàn, cần lựa chọn loại thuốc nhỏ mũi phù hợp, dưới đây là một số lưu ý dành cho phụ huynh:
-
Lựa chọn nước muối sinh lý để làm thuốc nhỏ mũi trẻ em rất an toàn và không có tác dụng. Hoặc chọn loại thuốc nhỏ mũi chuyên dụng dành cho trẻ có nguồn gốc thiên nhiên hoặc được bác sĩ chỉ định.
-
Không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ em.
-
Không tự ý mua thuốc nhỏ mũi trẻ em và không sử dụng quá dài một loại thuốc nhỏ mũi.
-
Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi có chứa thành phần chất co mạch như Xylometazolin, oxymetazoline, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Để đảm bảo an toàn, khi trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi thì nên đưa đi khám bác sĩ để được kiểm tra, xác định nguyên nhân bệnh, đưa ra loại thuốc nhỏ mũi trẻ em phù hợp.
Các bước nhỏ mũi trẻ em an toàn
Bước 1: Chuẩn bị
-
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi nhỏ mũi cho bé
-
Lựa chọn nơi vệ sinh mũi cho bé rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng
-
Thuốc nhỏ mũi cho bé: Nước muối sinh lý, nước muối đẳng trương hoặc thuốc được bác sĩ chỉ định
-
Dụng cụ thấm mũi cho bé: Giấy thấm, vải quấn lên cổ bé, bấc sâu kèn
Bước 2: Tiến hành vệ sinh
-
Đặt em bé ở tư thế nằm
-
Dùng khăn vải lót dưới cổ bé
-
Cho đầu bé nghiêng sang một bên và đút ống thuốc nhỏ mũi cho bé vào trong lỗ mũi
-
Nên đút ống ở tư thế nghiêng một bên để tia nước có thể hướng vào thành bên của mũi và bóp nhẹ với lượng thuốc phù hợp.
-
Để yên một chút cho thuốc có thể ngấm vào các xuất tiết bên trong mũi, nhất là những loại đặc. Dùng đầu ngón tay xoa nhẹ bên cánh mũi của em bé vài lần
-
Dùng bấc sâu kèn để hút nước và các chất tiết ra ngoài.
-
Tiếp tục đổi tay để nhỏ thuốc nhỏ mũi em bé ở bên đối diện.
Lưu ý khi nhỏ mũi trẻ em một cách an toàn
Chuyên gia cũng lưu ý phụ huynh khi tiến hành các bước nhỏ mũi cho trẻ nên nhớ:
-
Không dùng thuốc nhỏ mũi trẻ em khi trẻ ăn no, đã bú xong. Bởi khi nhỏ mũi, bé có thể khóc nên ăn no có thể gây nôn ói, sặc rất nguy hiểm.
-
Dùng mỗi ngày 2 – 3 lần là đủ hoặc theo chỉ định của bác sĩ nếu tình trạng nặng hơn.