Một số lưu ý khi dùng thuốc trào ngược dạ dày

Một số lưu ý khi dùng thuốc trào ngược dạ dày 2024-08-25 11:23:04
post

Thuốc trào ngược dạ dày là một trong số những phương pháp điều trị loại bệnh này nhưng không phải duy nhất và cũng không phải là phương pháp ưu tiên.

Có nhiều nhóm thuốc trào ngược dạ dày với tác dụng và cách sử dụng khác nhau.
Có nhiều nhóm thuốc trào ngược dạ dày với tác dụng và cách sử dụng khác nhau.

Lưu ý dùng thuốc trào ngược dạ dày

Việc lựa chọn phương pháp điều trị và các loại thuốc trào ngược dạ dày còn tùy thuộc vào tần suất trào ngược, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong khi điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chủ trị.
Thuốc trào ngược dạ dày có nhiều nhóm thuốc khác nhau với thời gian sử dụng khác, tác dụng khác và dạng bào chế cũng khác. Và đây là một số điểm cần lưu ý:

Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Bao gồm omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazole, esomeprazol, dexlansoprazol. 

  • Uống trước ăn từ 30 phút – 1 tiếng

  • Uống vào buổi sáng nếu chỉ có 1 liều trong ngày

  • Ngoại trừ thuốc dexlansoprazole thì có thể uống ở bất kỳ thời điểm nào và không phụ thuộc vào bữa ăn do thuốc ở dạng giải phóng chậm kép.

Uống thuốc trào ngược dạ dày đúng thời gian chỉ định để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Uống thuốc trào ngược dạ dày đúng thời gian chỉ định để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nhóm thuốc kháng histamin H2

Bao gồm cimetidin, famotidin,... 

  • Hiệu quả ức chế tiết acid và chữa lành tổn thương viêm trên nội soi nhưng kém hơn nhóm PPI 

  • Có thể được sử dụng phối hợp với PPI vào thời điểm trước khi đi ngủ buổi tối do tác dụng kiểm soát tốt các cơn trào ngược acid vào ban đêm. 

Nhóm thuốc hỗ trợ nhu động 

  • Uống trước bữa ăn khi bụng còn rỗng

  • Có tác dụng phụ đối với một số nhóm đối tượng như người lớn tuổi, người có bệnh tim mạch. Chính vì thế, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trào ngược dạ dày mà cần theo đơn của bác sĩ chỉ định trên từng người.

Nhóm bảo vệ dạ dày 

  • Bao gồm sucralfat, rebamipide

  • Thường ở dạng gel 

  • Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. 

Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. 
Với nhóm thuốc bảo vệ dạ dày thì cần uống trước bữa ăn 30 phút.


Nhóm kháng acid (antacid) 

Bao gồm nhôm hydroxit/magie hydroxit, pepsan, gaviscon, gastropulgite, yumangel.

  • Uống sau bữa ăn hoặc khi bệnh nhân có triệu chứng

  • Các loại thuốc này thường có thời gian khởi phát tác dụng nhưng nhưng không kéo dài.

Bên cạnh hiệu quả điều trị mà thuốc trào ngược dạ dày mang lại, một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt… Tuy tỉ lệ thấp nhưng không phải không có. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, tránh lạm dụng thuốc, kết hợp với các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc.

Phương pháp không dùng thuốc trào ngược dạ dày

Nguyên tắc ăn uống

Hai nguyên tắc ăn uống mà người bệnh trào ngược dạ dày cần thực hiện theo đó là:

  • Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit để tránh bào mòn lớp nhầy trong dạ dày, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.

  • Tránh chọn những thực phẩm kích thích tăng tiết axit, kích thích cơ thắt thực quản dưới như nước có ga, thức ăn cay nóng, hoa quả có hàm lượng axit cao (cam, chanh, thơm…)

Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

Khi không dùng thuốc trào ngược dạ dày thì đây là những loại thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày:

  • Bánh mì, yến mạch: Thu hồi lượng axit dư thừa trong dạ dày; hạn chế tổn thương dạ dày; giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau rát.

  • Thực phẩm họ đỗ: Vì có hàm lượng chất xơ cao cùng các các amino axit nên thực phẩm họ đỗ tốt cho người bị trào ngược dạ dày. 

  • Gừng: Với tác dụng chống viêm tự nhiên nên gừng rất tốt cho bệnh trào ngược dạ dày.

  • Nhóm đạm dễ tiêu: Ví dụ như thịt lợn, thịt ngan, tim lợn… Nhóm thực phẩm đạm này giúp trùng hòa 1 phần axit dạ dày, hạn chế các triệu chứng bệnh. Đồng thời nên kiêng thịt vịt và thịt gà.

  • Sữa chua: Những men lợi khuẩn trong sữa chua sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện nhanh tình trạng trào ngược.

Thói quen sinh hoạt

Không chỉ ăn uống, những thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh trào ngược dạ dày. Có những thói quen sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, nhưng dưới đây là những thói quen tốt dành cho ban:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều mỗi bữa, ăn chậm, nhai kỹ

  • Tránh các hình thức ăn uống nuốt nhiều khí vào đường tiêu hóa như dùng ống hút, nhai kẹo cao su, uống nước có ga, ăn quá vội vàng

  • Không nằm ngày sau khi ăn

Không nằm ngay sau khi ăn và không nằm tư thế dạ dày cao hơn so với thực quản.
Không nằm ngay sau khi ăn và không nằm tư thế dạ dày cao hơn so với thực quản.
  • Nếu thừa cân thì nên giảm cân hợp lý

  • Mặc đồ thoải mái, tránh mặc đồ chật chèn ép nội tạng

  • Khi nằm ngủ nên kê cao đầu cho thực quản cao hơn so với dạ dày để tránh trào ngược dạ dày

  • Tránh căng thẳng, stress quá mức

Bác sĩ sẽ theo dõi suốt quá trình điều trị để nắm bắt tình hình bệnh, nếu có phản ứng bất thường sẽ được hỗ trợ, tư vấn đưa ra hướng xử lý kịp thời.
 

0385781539