Sốc: Bị viêm mũi dị ứng có thể di truyền?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh lý phổ biến ở nước ta, đặc biệt nhiều vào thời điểm giao mùa và khi tình trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng.
Bị viêm mũi dị ứng có di truyền hay không vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng Dược Sao Mai tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm khi tiếp xúc với các dị nguyên – chất gây dị ứng từ môi trường xung quanh như khói, bụi, phấn hoa, lông động vật. Và nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thì không đến từ vi khuẩn hay virus nên nó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
Viêm mũi dị ứng phổ biến ở nước ta, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Và người bị viêm mũi dị ứng thì được chia thành 2 dạng:
-
Viêm mũi dị ứng theo mùa hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết. Trong trường hợp này, một trường bị bệnh trong khoảng thời gian nhất định trong năm, nhất là khi mùa đông tới.
-
Viêm mũi dị ứng quanh năm, là trường hợp một người có thể phát bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, khi tiếp xúc với yếu tố dị ứng thì sẽ phát bệnh.
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng này gây khó chịu, mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điển hình như:
-
Ngứa mũi
-
Nghẹt mũi
-
Chảy nước mũi
-
Hắt hơi liên tục
-
Đau nhức đầu
-
Mệt mỏi
-
Ngứa mắt, họng hay ngứa tai.
Triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Một số trường hợp nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách thì có thể tiến triển thành các bệnh phức tạp, khó điều trị hơn như:
-
Niêm mạc mũi thoái hoá, phù nề gây nghẹt mũi
-
Quá phát cuốn mũi
-
Viêm họng, viêm phế quản do nghẹt mũi phải thở bằng đường miệng
-
Viêm loét vùng tiền đình mũi
-
Viêm tai giữa,...
Viêm mũi dị ứng có thể di truyền
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng, ngoài yếu tố thời tiết hay môi trường thì phải kể đến yếu tố gia đình.
Theo thống kê, nếu trong một gia đình có một người bị viêm mũi dị ứng, là bố hoặc mẹ thì xác suất sinh con ra bị viêm mũi dị ứng là 30%. Còn nếu gia đình có cả bố và mẹ đều bị viêm mũi dị ứng thì xác suất sinh con ra cũng mắc bệnh là 50%. Như vậy, viêm mũi dị ứng là bệnh di truyền miễn dịch.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng thuộc bệnh lý miễn dịch vì có liên quan tới kháng nguyên kháng thể và những chất trung gian như histamine, leukotrienes, prostaglandin 2.
Điều trị khi bị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng do dị nguyên hay do di truyền đều không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, làm giảm hoặc mất triệu chứng đó trong một thời gian. Và bệnh có thể tái lại nếu không dùng thuốc hay không tiếp tục điều trị.
Khi bị viêm mũi dị ứng có thể áp dụng các biện pháp như:
-
Dùng thuốc tây: Khi các triệu chứng đã gây ra không ít khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Một số loại thuốc dùng khi bị viêm mũi dị ứng như thuốc kháng viêm dạng xịt hoặc uống, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi,… Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc nên đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý dùng thuốc và dùng kéo dài vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
-
Người bệnh có thể vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi; xông mũi bằng nước ấm hoặc nước có pha một chút tinh dầu thiên nhiên để giúp thông mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc mũi.
-
Tự bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố dị nguyên như thường xuyên dọn dẹp, giữ cho không gian sống sạch sẽ thông thoáng; mang khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi, hóa chất; tránh chơi hay nuôi chó mèo… nếu đó là những nguyên nhân khiến bạn bị viêm mũi dị ứng.
Tóm lại, viêm mũi dị ứng là bệnh di truyền miễn dịch, có thể di truyền từ bố mẹ sang con, nhưng không lây nhiễm được từ người này sang người khác. Loại bệnh phổ biến và có xu hướng tăng nên mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình để bệnh không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.