10 nguyên nhân gây khàn tiếng mà bạn cần lưu ý

10 nguyên nhân gây khàn tiếng mà bạn cần lưu ý 2024-10-04 08:59:23
post

Khàn tiếng là hiện tượng mà hầu hết ai cũng từng gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh thông thường như cảm cúm, ho, viêm họng… hoặc cũng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu 10 nguyên nhân gây khàn tiếng mà bạn cần lưu ý.

Hầu hết trong đời ai cũng 1 lần bị khàn tiếng, đó có thể là triệu chứng thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.
Hầu hết trong đời ai cũng 1 lần bị khàn tiếng, đó có thể là triệu chứng thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.
 

Khàn tiếng do đâu?

Khi nói hoặc hát, luồng hơi từ phổi đi lên là các dây thanh rung động và phát ra âm thanh. Khàn tiếng là trường hợp âm thanh phát ra khác lạ, xảy ra vì những thay đổi bất thường từ dây thanh quản. Có thể do dây thanh quản không thể rung đều hoặc mất đi khả năng rung động. Lúc này, âm thanh trở nên thô ráp, thều thào, âm không phát ra được một cách mượt mà.

10 nguyên nhân gây khàn tiếng

Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây khàn giọng được các chuyên gia chỉ ra.

Viêm thanh quản

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng khàn tiếng. Viêm thanh quản có thể do:

  • Cảm lạnh thông thường
  • Sử dụng giọng nói, giọng hát liên tục với tần suất cao ở một số người như ca sĩ, MC, giáo viên.

Viêm amidan

Viêm amidan kéo dài có thể gây khàn tiếng kèm các triệu chứng ho, sốt, đau họng.
Viêm amidan kéo dài có thể gây khàn tiếng kèm các triệu chứng ho, sốt, đau họng.
 

Viêm amidan xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng nhiễm trùng cấp ở họng, amidan khẩu cái hoặc cả hai. Những người bị viêm amidan kéo dài sẽ thường xuyên bị khàn tiếng, đau họng, thậm chí gây sốt. Tình trạng viêm nhiễm amidan kéo dài và lặp lại khiến dây thanh quản dễ bị tổn thương. Sự tổn thường xuất hiện ở dây thanh quản làm xuất hiện những khối u nhỏ còn gọi là hạt xơ thanh quản.

Polyp dây thanh

Polyp dây thanh là tình trạng xuất hiện những u nhỏ ở 1/3 dây thanh, nằm mặt trên bờ trong lòng thanh quản. Polyp dây thanh thường xuất hiện 1 bên, to bằng hạt tấm hoặc hạt đậu xanh. Những khối u trên dây thanh khiến âm thanh bị khàn.

Tình trạng này xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như ca sĩ, MC, giáo viên… Mặc dù polyp dây thanh không tiến triển thành u ác tính nhưng nếu kích thước to có thể khiến bệnh nhân khó thở.

Trong khi polyp dây thanh chỉ mọc 1 bên thì hạt xơ dây thanh mọc đối xứng ở cả hai bên dây thanh.
Trong khi polyp dây thanh chỉ mọc 1 bên thì hạt xơ dây thanh mọc đối xứng ở cả hai bên dây thanh.
 

Hạt xơ thanh quản

Khác với polyp dây thanh chỉ xuất hiện ở 1 bên, hạt xơ thanh quản xuất hiện ở cả hai bên. Các hạt xơ dây thanh thường có chân rộng, mọc đối xứng với nhau, kích thước gần bằng nhau. Những hạt xơ này khiến cho dây thanh không thể rung đều khiến giọng bị khàn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược là tình trạng các dịch có chứa axit từ dạ dày trào ngược lên dây thanh quản. Đây là một nguyên nhân cũng khá phổ biến gây nên tình trạng khàn tiếng. Tuy nhiên lý do này thường rất khó nhận biết nên nhiều người chủ quan. Trào ngược dạ dày gây khàn tiếng có xu hướng nặng hơn vào buổi sáng.

U tuyến giáp

U tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô, tế bào ở dạng rắn hoặc chứa dung dịch lỏng. Khối mô này làm thay đổi chức năng và hoạt động của tuyến giáp, khi khối mô phát triển lớn còn ảnh hưởng đến ngoại hình.

U tuyến giáp có thể thấy bằng mắt thường nếu khối u lớn.
U tuyến giáp có thể thấy bằng mắt thường nếu khối u lớn.
 

Khàn tiếng, thay đổi giọng nói là một triệu chứng của u tuyến giáp. Khi các khối u phát triển và chèn chép tại vùng thanh quản, người bệnh sẽ bị khó phát âm hơn và bị khàn tiếng. Những triệu chứng này thường bị bỏ qua do nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì thế, cần tuyệt đối quan tâm tới sức khỏe bản thân.

Hít phải dị vật, khói thuốc, chất kích thích

  • Những người hút thuốc lá 
  • Người hút thuốc lá thụ đồng
  • Tiếp xúc với chất kích thích trong không khí
  • Hít phải dị vật
  • Hít phải các hóa chất tẩy rửa

Trên đây đều là các tác nhân gây ra tình trạng khàn tiếng.

Sử dụng thuốc Corticosteroid dạng hít

Các bệnh nhân bị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tình phải sử dụng corticosteroid dạng hít lâu dài. Tuy nhiên, do sự lắng đọng và kích ứng của thuốc nên bên cạnh hiệu quả trong điều trị, corticosteroid gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trên thanh quản như viêm tấy thanh quản, khàn tiếng, mất giọng, ho.

Thuốc dạng hít có hiệu quả điều trị bệnh song cũng gây tác dụng phụ không mong muốn đó là khàn tiếng.
Thuốc dạng hít có hiệu quả điều trị bệnh song cũng gây tác dụng phụ không mong muốn đó là khàn tiếng.
 

Các vấn đề liên quan đến thần kinh

Một số vấn đề thần kinh gây khàn tiếng như:

  • Đột quỵ
  • Bệnh parkinson
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia)
  • Liệt dây thần kinh quanh quản

Ung thư

Không chỉ những trường hợp bị ung thư có liên quan đến hệ hô hấp gây khàn tiếng như ung thư thanh quản, ung thư họng, ung thư phổi… Ngay cả ung thư vú hay các vùng khác của cơ thể lan đến giữa phổi, gây chèn ép dây thần kinh thanh quản và gây khàn tiếng. Khàn tiếng cũng có thể là một trong số những dấu hiệu cảnh báo những loại bệnh này.

Khàn tiếng có thể đến từ những nguyên nhân thông thường như mắc bệnh cảm cúm hay do thay đổi thời tiết. Khàn tiếng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như ung thư, u tuyến giáp hay các bệnh thần kinh. Chính vì thế, đừng bao giờ chủ quan với sức khỏe của mình.





 
0385781539