Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược axit, đây là vấn đề có thể xảy ra ở ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Vậy trào ngược dạ dày do đây, gây ra những khó chịu hay tổn thương gì cho người bệnh và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng Dược Sao Mai nhé!
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng xảy ra khi dịch tiêu hóa của dạ dày đi ngược đường sinh học, từ dạ dày chảy ngược vào họng, thực quản. Dịch dạ dày này có tính axit, nên khi trào ngược lên trên liên tục sẽ gây kích ứng và làm viêm niêm mạc.
Có hai loại trào ngược dạ dày:
-
Trào ngược dạ dày – thực quản: Là hiện tượng axit từ dạ dày đi lên vào lòng ống thực quản và gây kích thích, nóng rát ở thượng vị. Xảy ra khi cơ thắt dưới thực quản không đóng đúng cách, hàng rào giữa dạ dày và thực quản không kín.
-
Trào ngược họng – thanh quản: Cũng có cơ chế tương tự trào ngược dạ dày – thực quản. Song đối với trào ngược họng thanh quản thì axit trào ngược qua thực quản vào phía sau cổ họng và gây tổn thương thanh quản, hộp thanh quản và phổi.
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày là do sự trào ngược thường xuyên của axit dạ dày hoặc dịch mật lên vùng họng và thực quản.
Theo đó, khi nuốt, cơ vòng dưới của thực quản sẽ giãn ra để thức ăn và dịch đi xuống dạ dày, sau đó đóng kín lại. Tuy nhiên, vì lí do nào đó là cơ vòng này bị giãn hay bị nhão, đóng mở bất thường, tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên và gây bệnh.
Khi axit dạ dày trào ngược liên tục, lớp lót trong thực quản không có khả năng bảo vệ sẽ bị bào mòn, gây viêm loét. Lâu dài có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.
Và một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể kể đến như:
-
Thừa cân, béo phì
-
Người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh (bỏ bữa, ăn kiêng quá mức, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ chua…)
-
Sử dụng chất kích thích (thuốc lá, bia, rượu)
-
Do một số bệnh lý (thoát vị hoành, hen suyễn, tiểu đường, bệnh xơ cứng bì…)
-
Do sử dụng một số loại thuốc (thuốc kháng histamin, thuốc ngủ, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm)
-
Phụ nữ mang thai
-
Trẻ sơ sinh vì cơ vòng chưa phát triển đầy đủ và cấu tạo của dạ dày chưa hoàn thiện.
Biển hiện, triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày khá giống với nhiều bệnh lý khác nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, khi bị bệnh, đa số người bệnh sẽ có các biểu hiện và triệu chứng phổ biến này. Nếu thấy bản thân có biểu hiện tương ứng, rất có thể bạn đã bị trào ngược dạ dày.
-
Ợ hơi: Diễn ra thường xuyên, cả khi đói và khi no.
-
Ợ nóng: Cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng dưới ngực lên tới cổ, họng và mang tai.
-
Ợ chua: Thường gặp sau khi ăn do thức ăn/ chất lỏng từ dạ dày bị đẩy lên và nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
-
Nôn và buồn nôn: Khi ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn hay nằm kê gối thấp.
-
Cảm giác nóng trong, tức ngực
-
Có vị đắng ở cổ họng do trào ngược có thể lẫn dịch mật
-
Viêm họng, nóng rát cổ họng, hắng họng liên tục
-
Khàn tiếng hay thậm chí mất tiếng
-
Tiết nhiều nước bọt, cảm giác vướng ở họng, nuốt vướng hay khó nuốt
Biến chứng của bệnh trào ngược thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày nếu không được chăm sóc và điều trị hợp lý, bệnh không chỉ dừng lại ở những triệu chứng này mà còn có thể khiến bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị có thể mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Theo đó, biến chứng của trào ngược dạ dày có thể gặp phải như:
-
Viêm thực quản mãn tính
-
Hẹp thực quản
-
Loét thực quản
-
Barrett thực quản (tiền thực quản)
-
Ung thư thực quản.
Cách chăm sóc khi bị bệnh trào ngược dạ dày
Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể ứng với những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, mọi người nên đến các cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể cho dùng các loại thuốc hay phải can thiệp phẫu thuật.
Bên cạnh đó, ngay từ lúc này, mọi người cần phải thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt của mình. Vừa để dự phòng, vừa hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Theo đó, cần thực hiện những việc sau:
Thay đổi thói quen ăn uống
-
Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm gây kích ứng dạ dày như cà phê, rượu, chanh, đồ ăn cay, đồ ăn nhanh, socola, trái cây chua,…
-
Bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu chất xơ, nhiều dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, tránh táo bón và giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.
-
Thay đổi thói quen ăn uống: Không ăn kiêng quá mức, ăn đúng bữa, đủ bữa; mỗi bữa không ăn quá no; tránh đi nằm ngay sau khi ăn no.
Kiểm soát cân nặng
-
Nên duy trì cân nặng hợp lý bằng các biện pháp giảm cân khoa học
-
Tăng cường vận động, thể dục thể thao thường xuyên với các bộ môn như chạy bộ, bơi lội, yoga…
Thay đổi thói quen khi nằm ngủ
-
Không nên nằm ngủ ngay sau khi ăn no
-
Khi nằm nên gối cao đầu hoặc kê đầu giường cao lên để giảm sự trào ngược.
Ngoài ra, nếu bạn cũng đang mắc các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày hay các bệnh liên quan đến trào ngược thì cũng nên sớm điều trị, tuân thủ đúng phác đồ bác sĩ đưa ra để sớm lấy lại chất lượng cuộc sống như mong muốn.