Bị trào ngược dạ dày nặng do stress, căng thẳng và cách chăm sóc phù hợp
Stress và căng thẳng có mối liên hệ với tình trạng bị trào ngược dạ dày nặng. Một khi bị trào ngược dạ dày nặng, tinh thần của người bệnh cũng trở nên lo lắng căng thẳng. Chính vì thế mà việc điều trị trào ngược dạ dày lâu dài nên có sự kết hợp giữa bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ tâm thần.
Vì sao stress căng thẳng gây trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày nặng không chỉ đến từ các nguyên nhân như ăn uống, sinh hoạt, mất ngủ, do bệnh nền… mà stress, căng thẳng kéo dài cũng là lý do khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nặng.
Sở dĩ stress và căng thẳng gây bệnh trào ngược dạ dày là do:
-
Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột – giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi căng thẳng, hệ tiêu hóa sẽ bị ngưng trệ do hệ thống thần kinh trung ương tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa nên dễ dẫn tới bệnh dạ dày nói chung cũng như trào ngược dạ dày.
-
Stress và thẳng thẳng có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm giảm áp lực ở cơ thắt thực quản dưới. Vì đây là dải cơ giữ cho dạ dày đóng lại và ngăn axit rò rỉ vào thực quản nên nếu bị giảm lực sẽ gây ra tình trạng trào ngược.
-
Phản ứng stress có thể gây căng cơ kéo dài, điều này rất có thể gây ảnh hưởng đến các cơ xung quanh dạ dày, làm tăng áp lực trong dạ dày và sẽ đẩy axit lên cao, hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày.
-
Căng thẳng, lo lắng có thể làm tăng tiết axit dạ dày.
Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày lâu ngày, gây ra những triệu chứng khó chịu, mệt mỏi càng khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng và stress hơn. Tạo một vòng luẩn quẩn, bị trào ngược dạ dày nên gặp stress, song càng bị stress thì bệnh trào ngược dạ dày lại càng nặng hơn.
Cách chăm sóc khi stress căng thẳng do bị trào ngược dạ dày nặng
Bệnh trào ngược dạ dày bạn đầu sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua… Nếu tình trạng không được cải thiện, giảm căng thẳng thì sẽ xuất hiện thêm các cơn đau nhói, co thắt vùng thượng vị. Lâu dài sẽ gây loét dạ dày, viêm loét thực quản, u xơ thanh quản, các vấn đề về hô hấp hay thậm chí là ung thư.
Ngay khi xác định được nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày nặng là do stress và căng thẳng, thì nên tham khảo và áp dụng những phương pháp điều trị khoa học và phù hợp.
Cân đối lại công việc
Sắp xếp lại công việc phù hợp, không gây áp lực nhiều lên tinh thần, khiến bản thân luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.
-
Sắp xếp công việc khoa học
-
Không quá tham công tiếc việc
-
Không vì làm việc mà bỏ bữa, thức quá khuya…
-
Dành thời gian để bản thân được thư giãn, nghỉ ngơi
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống là một cách để giảm stress, và là cách để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cần chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất.
-
Ăn những nhóm thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, được chế biến theo cách hạn chế dầu mỡ tối đa.
-
Không ăn những món ăn có tính kích thích cao với dạ dày như đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích, thực phẩm có tính lên men, tính axit…
Rèn luyện thể dục thể thao
Các hoạt động thể chất sẽ làm giảm căng thẳng, kích thích giải phóng endorphins để làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn. Rèn luyện thể dục thể thao cũng giúp cải thiện sức khỏe nói chung, tăng cường sức đề kháng. Không chỉ có tác dụng tích cực với bệnh trào ngược dạ dày mà còn với những bệnh lý khác nữa.
Liệu pháp thư giãn
Những người bị trào ngược dạ dày có liên quan đến stress, căng thẳng được cho là có cải thiện khi áp dụng một hoặc một số liệu pháp thư giãn như:
-
Tập yoga
-
Thôi miên
-
Thiền định
-
Phản hồi sinh học
-
Thư giãn cơ bắp tiến bộ
-
Hình ảnh tâm thần
-
Âm nhạc…
Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày cũng cần thực hiện các kiểm tra, thăm khám cùng bác sĩ để được hỗ trợ điều trị, đối phó với chứng stress căng thẳng tốt hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh.