Biểu hiện của trào ngược dạ dày: Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Biểu hiện của trào ngược dạ dày: Khi nào cần đi khám bác sĩ? 2024-10-17 02:40:20
post

Trào ngược dạ dày hay trào ngược acid dạ dày là bệnh phổ biến, rất nhiều người ở mọi độ tuổi đều có thể mắc phải. Đây là tình trạng cơ thắt thực quản dưới bị giãn hay suy giảm chức năng, khiến dịch dạ dày có chứa acid trào ngược lên và gây tổn thương niêm mạc thực quản, họng, thanh quản. 

Trào ngược dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Vậy biểu hiện của trào ngược dạ dày là gì và khi nào cần đi khám bác sĩ để được điều trị hợp lý, tránh trường hợp không đáng có? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Trào ngược dạ dày có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Trào ngược dạ dày có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Biểu hiện của trào ngược dạ dày

Để nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày, có thể dựa vào những biểu hiện điển hình của bệnh. Và đây là một số biểu hiện của trào ngược dạ dày mà tỉ lệ cao người bệnh sẽ gặp phải:

  • Ợ hơi, ợ nóng ợ chua: Đây là những biểu hiện trào ngược dạ dày phổ biến ở người bệnh, thường xuất hiện khi ăn no, cúi người về trước, nằm ngủ và nhất là vào ban đêm.

  • Buồn nôn và nôn: Xảy ra do acid kích thích họng miệng. Biểu hiện của trào ngược dạ dày này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhưng nặng nhất là vào ban đêm khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh hơn.

  • Đau tức ngực, vùng thượng vị: Cảm giác đau thắt, đè ép còn còn thể lan ra lưng và cánh tay. Người bệnh nên chú ý vì rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tim mạch, phổi.

Biểu hiện của trào ngược dạ dày dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nên cần hết sức lưu ý.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nên cần hết sức lưu ý.
  • Khó nuốt, nuốt nghẹn: Do acid dạ dày liên tục trào ngược khiến thực quản bị sưng tấy, phù nề và làm hẹp đường kính.

  • Khàn giọng, khó nói và dẫn tới ho: Acid dạ dày trào ngược còn gây ra những tổn thương ở dây thanh quản. Khi dây thanh toản bị phù nề sẽ dẫn tới khàn giọng, khó nói, lâu ngày gây ho.

  • Miệng tiết nhiều nước bọt: Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể để trung hòa acid khi xảy ra tình trạng trào ngược.

  • Những biểu hiệu khác: Khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn, viêm phổi…

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp biểu hiện trào ngược dạ dày không thường xuyên, người bệnh có thể tự điều chỉnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và không cần dùng thuốc kê đơn. 

Không nên xem nhẹ bệnh mà cần đi gặp bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.
Không nên xem nhẹ bệnh mà cần đi gặp bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Ngược lại, nếu gặp một trong số trường hợp dưới đây thì nên đi khám bác sĩ. Cụ thể:

  • Các biểu hiện của trào ngược dạ dày xuất hiện kéo dài liên tục trong hơn 2 tuần, với tần suất thường xuyên hơn hoặc mức độ ngày càng nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Ví dụ như: ợ nóng, ợ chua, trào ngược, sụt cân không có nguyên nhân; giảm cảm giác thèm ăn; khi ăn và nuốt có cảm giác bị vướng hoặc khó nuốt; ho, khó thở, khàn giọng kéo dài…

  • Triệu chứng đau tức ngực không rõ nguyên nhân và cần được xác định để điều trị, tránh nhầm lẫn với những cơn đau tim.

  • Các biểu hiện của trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và đời sống hằng ngày.

  • Bệnh không đáp ứng với điều trị thử bằng thuốc ức chế bơm proton trong 2 tuần, tức là trong 2 tuần này các biểu hiện của bệnh không thuyên giảm.

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý giúp cải thiện các biểu hiện của trào ngược dạ dày.
Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý giúp cải thiện các biểu hiện của trào ngược dạ dày.

Trong những trường hợp này, khi tới bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ nặng của các triệu chứng lâm làng, chỉ định các phương pháp thăm dò hợp lý (ví dụ như nội soi dạ dày, đo pH trở kháng 24h…). Từ đó giúp xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp đối với người bệnh.

0385781539