Giữ ấm và vệ sinh mũi cho bé vào mùa đông

Giữ ấm và vệ sinh mũi cho bé vào mùa đông 2024-10-04 08:59:23
post

Thời tiết thay đổi, độ ẩm không khí thay đổi vào mùa đông chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công gây ra một số bệnh lý đường hô hấp của trẻ. Vì thế, cần quan tâm chăm sóc và vệ sinh mũi cho bé vào mùa đông kỹ lưỡng hơn.

Cần giữ ấm cẩn thận cho bé vào mùa đông vì có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Cần giữ ấm cẩn thận cho bé vào mùa đông vì có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Tình hình bệnh đường hô hấp ở trẻ vào mùa đông

Theo BS CKII Nguyễn Hoàng Phong - Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, có khoảng 80% bệnh đường hô hấp là do viêm nhiễm, xuất tiết chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở. Những dấu hiệu thường gặp như chảy mũi, ngứa mũi, ho, hắt hơi… khiến cho trẻ khó thở, khó chịu, ăn uống kém và ngủ không ngon giấc. 
Những bệnh lý đường hô hấp, viêm hô hấp cấp tính thường gặp nhất ở trẻ và tăng cao tỉ lệ mắc bệnh trong những tháng cuối năm và đầu năm sau.

Sổ mũi, nghẹt mũi là các vấn đề đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ.
Sổ mũi, nghẹt mũi là các vấn đề đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ.


Đồng hành cùng phụ huynh, gia đình có con nhỏ trong việc chăm sóc hệ hô hấp con trẻ, bác sĩ Bệnh viện nhi đồng khuyến cáo:

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm, vệ sinh răng miệng và vệ sinh thân thể thường xuyên. Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để giảm sự lây nhiễm vi sinh vật.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: Trẻ nhỏ tăng cường bú mẹ, trẻ lớn bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp đủ vitamin.
  • Tiêm ngừa vacxin đầy đủ theo lịch.
  • Đảm bảo môi trường nhà ở thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng để tiêu diệt tác nhân vi sinh vật, vệ sinh đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và chỗ đông người.

Lưu ý giữ ấm mũi cho trẻ vào mùa đông

Đây là những cơ quan trên cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh và gây ra một số vấn đề sức khỏe, phụ huynh nên chú ý giữ ấm kỹ, đặc biệt là khi ra ngoài.

Giữ ấm đầu, tai, cổ

Đây là 3 cơ quan quan trọng đối với sức khỏe và dễ tiếp xúc với không khí lạnh. 

  • Đầu có khả năng tản nhiệt lớn, nếu không giữ ấm đầu thì trẻ rất dễ bị cảm lạnh hay thậm chí gây ra chứng đau đầu mãn tính và các bệnh khác.
  • Giữ ấm phần tai để tránh gió lùa
  • Phần cổ rất ít mỡ nên cũng là nơi gió lạnh dễ xâm nhập. Trẻ bị lạnh cổ dễ gặp tình trạng ho, viêm họng, viêm phổi.
Mũ len, khăn cổ, áo ấm là những món đồ không thể thiếu vào mùa đông cho trẻ.
Mũ len, khăn cổ, áo ấm là những món đồ không thể thiếu vào mùa đông cho trẻ.

Giữ ấm mũi

Vào mùa đông, mũi trẻ thường bị đỏ ửng lên khi tiếp xúc với không khí lạnh. Nếu không giữ ấm mũi, trẻ hít phải không khí lạnh có lẫn các vi sinh vật và bụi gây nên các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh.
Khi đi ngoài trời có gió, lạnh, thì nên đeo khẩu trang hoặc bịt đầu mũi bé bằng khăn ấm.

Giữ ấm phần bụng

Bụng rất nhạy cảm với thời tiết lạnh, trẻ có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh nếu bị nhiễm lạnh bụng.

  • Khi bé chơi, nên chọn loại áo dài qua mông, quần kéo cao một chút bởi trẻ hiếu động, lúc nô đùa rất hở phần bụng.
  • Khi đi ngủ, thường xuyên kiểm tra tránh tình trạng trẻ đạp chăn, lật áo lên gây lạnh bụng.
Đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.
Đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.

Giữ ấm đôi bàn tay, bàn chân

Mặc dù khó chịu nhưng việc đeo găng tay sẽ giúp cho bàn tay trẻ không bị lạnh, tránh ảnh hưởng đến các khớp tay.
Đối với bàn chân, đây là nơi chứa nhiều huyệt, mạch và cũng là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể bé. Mặc dù chân có nhiều mạch máu nhưng lại nằm xa tim, thêm lớp mỡ mỏng nên khả năng giữ ấm rất kém. Chân bị lạnh có thể khiến trẻ bị ho, cảm cúm. Vì thế, đừng quên đeo tất chân cho con trong mùa đông.

Vệ sinh mũi cho bé vào mùa đông

Mùa đông, trẻ dễ bị sổ mũi, ngạt mũi, khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Đối với dịch mũi lỏng thì có thể lau bằng khăn giấy hoặc khăn mềm cho trẻ. Còn với dịch mũi đặc, khó lấy ra thì phụ huynh nên sử dụng dung dịch rửa mũi, nhỏ mũi.
Dùng nước muối sinh lý
Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý mũi vào 1 bên, đợi trong vài giây rồi day day mũi cho bé để gỉ mũi mềm và bong ra, có thể lấy ra dễ dàng.

Vệ sinh mũi cho bé cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp.
Vệ sinh mũi cho bé cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp.

Dụng cụ hút mũi
Hoặc cũng có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé nhưng không nên lạm dụng vì có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
Combo chăm sóc mũi từ Dược Sao Mai
Muối rửa mũi xoang thảo dược Rinowash: Giúp làm sạch dịch nhầy mũi từ sâu bên trong, rửa trôi bụi bẩn, phấn hoa, các tác nhân gây dị ứng cho đường thở thông thoáng và sạch sẽ; Chống viêm và tái tạo miễn dịch.
Dung dịch nhỏ mũi thảo dược Rinobaby: Ngoài khả năng hỗ trợ hóa lỏng và loại bỏ dịch mũi, Rinobay còn giúp giảm tình trạng khó chịu ở mũi do các bệnh lý đường hô hấp trên; hỗ trợ sát khuẩn, giảm phù nề, sưng viêm; ức chế sự bám dính của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Sản phẩm được chứng nhận an toàn cho sức khỏe của trẻ. Hiện được bán tại cửa hàng online của Dược Sao Mai.
Sản phẩm được chứng nhận an toàn cho sức khỏe của trẻ. Hiện được bán tại cửa hàng online của Dược Sao Mai.

 

0385781539