Hạt xơ dây thanh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hạt xơ dây thanh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2024-07-21 11:50:04
post

Hạt xơ dây thanh là tình trạng sưng viêm, xuất hiện các hạt nhỏ trên dây thanh âm. Bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng giọng nói nhiều, chẳng hạn như giáo viên, ca sĩ, diễn viên, nhân viên bán hàng,...

Hạt xơ dây thanh là bệnh lý tai mũi họng thường gặp.

Tổng quan chung về hạt xơ dây thanh

Dây thanh là gì?

Dây thanh hay dây thanh quản là một phần của đường hô hấp, giữ vai trò trong việc phát âm, dẫn khí, nói, nuốt.

Dây thanh có hình ống, nằm ở cổ ngay trước yết hầu, phía trên thông với hầu họng tách thành thực quản và khí quản. Dây thanh có khả năng di động lên xuống mỗi khi chúng ta nói chuyện, nuốt đồ ăn thức uống, cúi hay ngửa người.

Hạt xơ dây thanh là gì?

Hạt xơ dây thanh còn gọi là u xơ dây thanh. Đây là tình trạng hai bên dây thanh quản xuất hiện các hạt xơ nhỏ.

Hạt xơ dây thanh thường mọc đối xứng và có kích thước giống nhau.

Hạt xơ dây thanh được coi là di chứng của tình trạng viêm thanh quản kéo dài những không được điều trị đúng cách. Bệnh phổ biến ở nữ giới hơn.

Nguyên nhân gây hạt xơ dây thanh

Hạt xơ dây thanh là tình trạng hai bên dây thanh quản xuất hiện các hạt xơ nhỏ. Nguyên nhân chính gây bệnh là do viêm thanh quản mạn tính không được điều trị đúng cách. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích

  • Tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường

  • Trào ngược dạ dày thực quản

  • Tổn thương dây thanh do quá lạm dụng giọng nói

  •  Sử dụng giọng nói quá mức, nói nhiều, nói to, nói giọng quá cao hoặc quá thấp.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp.

  •  Viêm thanh quản do virus, vi khuẩn.

Triệu chứng của hạt xơ dây thanh

Hạt xơ dây thanh có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Khàn tiếng, mất tiếng

  • Cổ họng sưng đau

  • Ho khan, ho có đờm

  • Khó thở, hụt hơi khi nói.

Ai dễ mắc hạt xơ dây thanh

Hạt xơ dây thanh không phân biệt giới tính hay tuổi tác, vì vậy tất cả mọi người đều có thể mắc phải nếu có các yếu tố nguy cơ như đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, có một số nhóm người có nguy cơ cao hơn để mắc hạt xơ dây thanh, bao gồm:

1. Người có tiền sử gia đình: Nếu có người trong gia đình đã từng mắc hạt xơ dây thanh, khả năng mắc bệnh này sẽ cao hơn.

2. Người già: Tuổi tác là yếu tố tăng nguy cơ mắc hạt xơ dây thanh. Những người trên 50 tuổi có khả năng cao hơn để phát triển khối u này.

3. Người có các vấn đề dạ dày: Các vấn đề như dị ứng thực phẩm, trào ngược axit dạ dày, viêm dạ dày... cũng tăng nguy cơ mắc hạt xơ dây thanh.

4. Người có lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu, ăn kiêng không cân đối, ít vận động và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người nên duy trì một lối sống lành mạnh, chú ý đến việc ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và tránh các yếu tố gây kích thích như hút thuốc lá và uống rượu một cách hợp lý để giảm nguy cơ mắc hạt xơ dây thanh.
 

Những người có công việc phải dùng giọng nhiều dễ bị hạt xơ dây thanh.

Khi cổ họng đang sưng đau nhưng vẫn phải hoạt động liên tục không nghỉ ngơi sẽ càng khiến dây thanh bị viêm nặng hơn. Dần già, các hạt xơ dây thanh sẽ có tần suất xuất hiện nhiều hơn. Các hạt xơ làm do thanh quản không khép kín được, dây thanh rung không đều gây nên khàn tiếng, mất tiếng.

Ngoài ra, một số trường hợp các ghi nhận cũng dễ gặp hạt xơ dây thanh, bao gồm:

  • Người thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích
  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng thanh quản kéo dài.

Hạt xơ dây thanh có nguy hiểm không?

Khi bạn thấy khó chịu ở cổ họng rất có thể là do thanh quản xuất hiện các hạt xơ dây thanh. Nhưng liệu loại bệnh này có thực sự nguy hiểm?

Hạt xơ dây thanh có thể gây biến chứng thành một số bệnh nguy hiểm

Dưới đây là một số ảnh hưởng do hạt xơ dây thanh gây nên.

Khàn tiếng, hụt hơi

Hạt xơ dây thanh gây nên tình trạng khàn tiếng, hụt hơi, kèm theo ho khan và ho có đờm nhầy. Tình trạng kéo dài, người bệnh có thể dần bị mất giọng, hụt hơi, tiếng nói không thể thoát ra được.

Cổ họng sưng đau: Thông thường, khi bị hạt xơ dây thanh thì cổ họng sẽ bị sưng đau. Trong trường hợp phải nói nhiều, la hét hay nuốt thức ăn thì mức độ đau sẽ tăng thêm. 

Viêm thanh quản

Hạt xơ dây thanh được xem là di chứng của viêm thanh quản mãn tính. Ngược lại, khi các hạt xơ dây thahnh ở lại lâu ngày và không được điều trị, vi khuaahnr sẽ tấn công dây thanh đang bị tổn thương và làm tăng nguy cơ viêm thanh quản cấp tính.

Xuất huyết thanh quản

Khi các u xơ phát triển lớn, tình trạng viêm thanh quản sẽ nghiêm trọng hơn, dẫn tới nguy cơ cao mắc các biến chứng trên đường thở hay xuất huyết thanh quản.

Ung thư thanh quản

Mặc dù không nhiều nhưng tỉ lệ hạt xơ gây thanh diễn tiến thành bệnh ung thư thanh quản vẫn có nguy cơ xuất hiện. Đây chính là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất.

Bên cạnh dùng thuốc thì hiện nay có thể phẫu thuật để loại bỏ hạt xơ dây thanh.

Cách điều trị hạt xơ dây thanh

Hiện nay, có hai phương pháp chính để điều trị hạt xơ dây thanh, đó là:

  • Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp hạt xơ nhỏ, chưa gây ảnh hưởng nhiều đến giọng nói. Các thuốc được sử dụng bao gồm thuốc giảm viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng,...

  • Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được áp dụng cho các trường hợp hạt xơ lớn, gây ảnh hưởng nhiều đến giọng nói. Phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi cắt bỏ hạt xơ.

Cách phòng ngừa hạt xơ dây thanh

Để phòng ngừa hạt xơ dây thanh, bạn nên:

  • Tránh sử dụng giọng nói quá nhiều, lạm dụng giọng nói
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường
  • Điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, dạ dày

Kết luận

Hạt xơ dây thanh là bệnh lý tai mũi họng thường gặp, có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói và sinh hoạt của người bệnh. Để điều trị hiệu quả, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

 

0385781539