Hội chứng trào ngược họng thanh quản là gì?

Hội chứng trào ngược họng thanh quản là gì? 2024-05-13 08:06:02
post

Trào ngược họng thanh quản hay LPR (Laryngopharyngeal Reflux) là một trong các thể của trào ngược. Đây là tình trạng các chất dịch được tạo ra trong dạ dày trào lên thực quản và đến cổ họng. Hội chứng gây ra các tổn thương nặng vùng họng thanh quản.

Trào ngược họng thanh quản do đâu?

Đối tượng dễ mắc trào ngược họng thanh quản

  • Người béo phì: Áp lực từ mỡ bụng có thể đẩy dạ dày lên gần hơn với cơ họng, dễ gây ra trào ngược.
  • Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố và áp lực của tử cung có thể gây ra trào ngược.
  • Người vận động ít hoặc thường xuyên nằm nghiêng: Khi bạn nằm ngửa sau một bữa ăn, dịch vị sẽ kết hợp với trọng lực để trào ngược lên họng.
  • Người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất béo, tiền triệu và cà phê: Những thực phẩm này có thể làm tăng áp lực dạ dày và trào ngược dịch vị.
  • Người có bệnh trầm cảm, lo âu hoặc tăng căng thẳng: Stress có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ họng và dẫn đến trào ngược.
  • Người có bệnh tiêu hóa: Các bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng có thể gây ra trào ngược do chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng.
  • Người thường xuyên mặc quần áo bó sát, quần áo chật hay thắt lưng chặt, đeo latex…

Nguyên nhân gây trào ngược họng thanh quản

Nguyên nhân chính gây trào ngược họng thanh quản chính là do các chất dịch trong dạ dày trào lên cổ họng. 

Theo đó, bình thường khi chúng ta ăn và nuốt, thức ăn sẽ di chuyển từ miệng xuống cổ họng và qua thực quản đến dạ dày. Có một cơ được gọi là cơ vòng thực quản dưới kiểm soát việc mở giữa thực quản và dạ dày. Cơ này hoạt động như van một nhiều, sẽ vẫn luôn đóng chặt và chỉ mở khi chúng ta nuốt thức ăn, sau đó nhanh chóng đóng lại để ngăn không cho thức ăn trào ngược trở lại thực quản.

Cơ vòng thực quản không thể đóng hoặc đóng không khít, khiến cho các dịch nhày dạ dày trào ngược lên thực quản.

Tuy nhiên, ở người bệnh trào ngược dạ dày thì cơ thắt này không hoạt động bình thường. Cơ vòng thực quản không thể đóng lại hoặc đóng không khít, khiến cho các chất dịch trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản. Dịch dạ dày có thể di chuyển tới vùng hầu họng, vào phế quản, gây tổn thương cho niêm mạc hầu họng, thanh quản. Chuyển động ngược này được gọi là trào ngược.

Triệu chứng và hướng điều trị trào ngược họng thanh quản

Triệu chứng trào ngược họng thanh quản

Viêm họng, khàn tiếng

Trào ngược dạ dày gây rát họng, viêm họng là do các dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản họng, dịch vị dạ dày chứa nhiều loại như axit HCl, Pepsine, men tiêu hóa…

Pepsine sẽ phá hủy các chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc họng, thực quản, tạo điều kiện cho acid HCl, dịch mật và các chất khác tiếp xúc và phá hủy niêm mạc họng. Lâu ngày, cổ họng sẽ bị tổn thương, phù nề. 

Gây tằng hắng

Do có cảm giác có gì đó rất vướng, khó chịu, đàm phải khạc, tằng hắng. Nhưng triệu chứng này không kèm đau, không gây bất tiện trong ăn uống.

Tằng hắng kéo dài có thể làm tổn thương dây thanh âm của bạn theo thời gian, gây rối loạn giọng nói.

Người bị trào ngược họng thanh quản thường bị ho, ngứa, tằng hắng vì luôn có các giác vướng cổ họng.

Cảm giác có khối u trong cổ họng 

Hầu hết người mắc trào ngược họng thanh quản thường gặp tình trạng này. Khi nhiều khi ít nhưng có cảm giác như có khối u, mắc sợi tóc, mắc dị vật ở họng.

Ho mãn tính

Ho do trào ngược họng thanh quản thường là ho khan kéo dài vài tuần, có nhiều trường hợp lâu hơn dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với triệu chứng ho do bệnh lý đường hô hấp.

Khó nuốt

Tình trạng này xảy ra do chứng trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản hình thành nên các mô sẹo.

Thanh quản đỏ, sưng hoặc bị kích thích

Do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm xuất hiện hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ.

Thanh quản bị sưng, đỏ do trào ngược dịch dạ dày.

Chẩn đoán trào ngược họng thanh quản

Để chẩn đoán trào ngược họng thanh quản, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, dấu hiệu của bệnh nhận hoặc qua thăm khám để phát hiện bệnh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp không rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra xét nghiệm, bao gồm:

  • Nội soi họng thanh quản
  • Nội soi dạ dày – thực quản
  • Chụp X quang có uống Barium (hiện nay ít dùng)
  • Test pH dạ dày qua test thổi bóng
  • Test HP

Bệnh trào ngược họng thanh quản là một căn bệnh rất phổ biến, và có thể gây ra các triệu chứng như ho, khàn tiếng, đau họng, khó nuốt, cảm giác nghẹn ngào, đầy hơi, buồn nôn, và thậm chí là co thắt dạ dày. Để điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh ăn quá no, ăn ít các loại thực phẩm kích thích như rượu, cà phê, đồ ăn nhanh, ăn ít muộn vào ban đêm.

  • Điều trị các bệnh tiêu hóa liên quan: Điều trị cho các bệnh tiêu hóa liên quan như viêm loét dạ dày, đau dạ dày để giảm bớt tình trạng trào ngược. . 
  • Việc duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục cũng rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh trào ngược họng thanh quản.
  • Phẫu thuật: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, có thể thực hiện phẫu thuật để giảm bớt áp lực trên dạ dày và hỗ trợ chức năng nạp thức ăn. 
  • Không ăn thức ăn ít hơn 2 giờ trước khi đi ngủ.

Khi bị trào ngược họng thanh quản, nên xây dựng lại một chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý.

  • Điều chỉnh tư thế khi ngủ: Ngủ nghiêng về bên phải để tránh trào ngược vào họng. Đặt một vật cứng, rắn (như tấm ván) dưới phần trên cùng của nệm. Điều này sẽ giúp nâng đỡ đầu và phần trên của cơ thể, giúp ngăn không cho axit dạ dày trào ngược vào cổ họng. 
  • Tránh hắng giọng.
  • Tránh căng thẳng quá mức.
  • Sử dụng thuốc: Có thể sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc trợ tiêu hóa hoặc thuốc kháng acid để giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Sử dụng sản phẩm xịt họng larigas: Larigas được quảng cáo là có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược họng thanh quản, như khàn tiếng, ho, đau họng, và khó nuốt. 

Trào ngược họng thanh quản nếu không được chăm sóc và điều trị hợp lý, có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn cần quan tâm sức khỏe của mình đúng cách. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường, nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị!

0385781539