Hướng dẫn chẩn đoán viêm trào ngược dạ dày
Viêm trào ngược dạ dày là chỉ tình trạng tổn thương, viêm vùng niêm mạc ở thực quản hay họng thanh quản cho trào ngược axit dạ dày gây ra. Và làm thế nào để chẩn đoán viêm trào ngược dạ dày, tìm hiểu cùng Dược Sao Mai qua bài viết sau.
Dấu hiệu và triệu chứng viêm trào ngược dạ dày
Viêm trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Theo thống kê, có đến 7 triệu người dân mắc bệnh. Tình trạng chỉ dịch axit ở dạ dày đi ngược hướng sinh lý, trào ngược lên ống thực quản, qua họng, thanh quả và gây kích ứng niêm mạc ở các khu vực này.
Có thể nhận biết viêm trào ngược dạ dày qua các dấu hiệu như:
-
Nóng rát sau xương ức
-
Ợ kèm cảm giác nóng ran
-
Ợ trớ
-
Đôi khi tức ngực nhẹ tại vùng thượng vị
-
Xuất hiện chất hiện chất dịch chua ở cổ họng
Bên cạnh đó, viêm trào ngược dạ dày còn có một số triệu chứng khác có thể xảy ra, bao gồm:
-
Cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng
-
Như có khối u trong cổ họng
-
Đau tức ngực
-
Ho, ho khan kéo dài
-
Tăng tiết nước bọt.
Chẩn đoán viêm trào ngược dạ dày
Viêm trào ngược dạ dày có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tăng nguy cơ bị hẹp thực quản. Một số ít trường hợp còn diễn tiến thành ung thư vô cùng nguy hiểm. Để có thể điểm trị, việc trước tiên cần làm đó là chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bên cạnh việc hỏi và khám thực thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán.
Chẩn đoán lâm sàng
Có hai phương pháp chẩn đoán lâm sàng để xác định trào ngược dạ dày bao gồm:
Sử dụng bộ câu hỏi GerdQ
Đây là bộ câu hỏi gồm những câu hỏi đơn giản, thuận tiện để bệnh nhân có thể tự trả lời về triệu chứng bệnh của bản thân trong 1 tuần trước đó. Dựa vào câu trả lời và số điểm tương ứng để cung cấp thông tin, bác sĩ có thể chẩn đoán và chủ định phương pháp điều trị đối với bệnh nhân.
Điều trị thử bằng thuốc ức chế bơm Proton (PPI) trong vòng 7-14 ngày (PPI test)
PPI (Proton Pump Inhibitor) là thuốc ức chế bơm proton, được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các triệu chứng do tăng tiết axit dịch vị như trào ngược axit, ợ nóng. Thuốc PPI được chỉ định điều trị trong các bệnh như: loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản,...
Chẩn đoán cận lâm sàng
Là các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng,... trong những trường hợp mà triệu chứng bệnh của người bệnh không rõ ràng.
Chụp X-quang
Phương pháp chụp X-quang có thể cho thấy các vết loét thực quản và chít hẹp dạ dày. Tuy nhiên phương pháp này lại không mấy hữu ích trong trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ và trung bình.
Nội soi
Phương pháp nội soi kèm theo rửa tế bào học và/hoặc sinh thiết ở những vùng bất thường là kiểm tra được lựa chọn. Hầu hết bệnh nhân có các biểu hiện bất thường đều cần phải được nội soi.
Dựa vào kết quả nội soi, bác sĩ có thể đánh giá mức độ nặng của viêm trào ngược dạ dày:
- Mức độ A: Có một hoặc nhiều vết rách niêm mạc ≤ 5mm không vượt qua đỉnh của 2 nếp niêm mạc.
- Mức độ B: Có một hoặc nhiều vết rách niêm mạc > 5mm không vượt qua đỉnh của 2 nếp gấp niêm mạc.
- Mức độ C: Có một hoặc nhiều vết rách niêm mạc cắt ngang ≥ 2 nếp gấp niêm mạc và liên quan đến < 75% chu vi thực quản.
- Mức độ D: Là mức độ nặng nhất khi có một hoặc nhiều vết rách niêm mạc liên quan đến ≥ 75% chu vi thực quản.
Sinh thiết qua nội soi
Sinh thiết qua nội soi là phương pháp duy nhất có thể phát hiện sự thay đổi của lớp niêm mạc hình trụ đối với bệnh thực quản Barrett.
Kiểm tra độ pH
Những bệnh nhân có phát hiện nội soi không đáng kể nhưng có các triệu chứng điển hình mặc dù đã điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton đều cần trải qua kiểm tra độ pH nâng cao.
Trên đây là một số thông tin và phương pháp chẩn đoán bệnh viêm trào ngược thực quản và mang tính chất tham khảo. Để được chỉ định đúng phương pháp, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.