Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do đâu?

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do đâu? 2024-08-25 11:23:04
post

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình rất hay gặp và khiến bố mẹ lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm gì hay không? Cùng Dược Sao Mai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể do vấn đề bệnh lý, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể do vấn đề bệnh lý, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Khò khè là âm thanh từ trong cổ họng của trẻ. Thông thường, việc trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Nhưng việc này khiến trẻ sơ sinh khó chịu, ngủ không sâu giấc. Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình xảy ra thường do tình trạng cổ họng trẻ bị tắc nghẽn các đường dẫn khí của tiểu phế quản, làm cản trở luồng không khí lưu thông. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là vì:

  • Có đờm trong cổ họng mà trẻ không thể khạc nhổ như người lớn và gây nên tiếng thở khò khè

  • Do trẻ bị cảm lạnh dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở. Chất nhầy ở mũi làm hẹp lối đi của không khó khiến cho trẻ khó thở, thở khò khè và hay vặn mình, trằn trọc không ngủ.

  • Trẻ bị sặc sữa lên mũi nhưng mẹ không biết cách xử lý hoặc không vệ sinh mũi cho trẻ. Sữa khi vào mũi sẽ gây viêm mũi, chảy dịch, cản trở lưu thông đường thở của trẻ. Từ đó khiến trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình.

Sổ mũi, nghẹt mũi làm tắc đường thở của trẻ và gây nên tiếng khò khè.
Sổ mũi, nghẹt mũi làm tắc đường thở của trẻ và gây nên tiếng khò khè.

 

  • Do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện nên một số trẻ có thể khó thở và gây nên tiếng khò khè.

  • Do trẻ đang mắc một số bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, hen phế quản…

Khi nào trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm?

Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình chỉ diễn ra 2 – 3 phút và sau đó ngưng, bé có thể ngủ bình thường thì không sao. Nhưng nếu trẻ có kèm các biểu hiện khác như:

  • Mặt đỏ bừng, tiếng thở khó khăn, thở hổn hển, thậm chí là da mặt tím tái

  • Sốt cao không hạ

  • Lồng ngực luôn phập phồng, tim đập nhanh

  • Trẻ quấy khóc, ho nhiều, nôn trớ

  • Mất ngủ, vặn mình liên tục khi ngủ, đổ mồ hôi trộm

  • Chậm tăng cân…

Thì đó là những biểu hiện của các bệnh lý, bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám và điều trị.

Chăm sóc khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Tình trạng trẻ thở khò khè, vặn mình không nên để kéo dài vì ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo bác sĩ, bố mẹ nên có các chăm sóc tại nhà để giúp trẻ chấm dứt tình trạng này.

Vệ sinh mũi sạch sẽ giúp thông thoáng đường thở cho trẻ.
Vệ sinh mũi sạch sẽ giúp thông thoáng đường thở cho trẻ.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Trẻ thở khò khè có thể do bị nghẹt mũi, sổ mũi. Bố mẹ nên rửa mũi, vệ sinh mỗi ngày để làm sạch hết chất nhầy trong mũi, giúp cho đường thở của trẻ thông thoáng hơn.
Bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hoặc lựa chọn các sản phẩm tại Dược Sao Mai như muối rửa mũi Rinowash hoặc dung dịch nhỏ mũi Rinobaby để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đảm bảo không gian ở sạch sẽ, thông thoáng

Vệ sinh phòng ốc, giặt giũ chăn màn thường xuyên để đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ. Sử dụng máy lọc không khí hoặc mở cửa cho phòng ngủ của trẻ thông thoáng, không bị bí bách.

Điều chỉnh tư thế ngủ

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tư thế ngủ giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình hiệu quả. Nên cho trẻ nằm nghiêng một lúc, không kê đầu quá cao, không để trẻ nằm sấp sẽ giúp trẻ dễ thở và thoải mái hơn.

Cho trẻ ngủ nghiêng, không kê gối cao đầu và không nằm sấp sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.
Cho trẻ ngủ nghiêng, không kê gối cao đầu và không nằm sấp sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.

Bổ sung đủ nước cho trẻ

Cho trẻ uống nước thường xuyên hoặc bú nhiều hơn một chút khi thấy con trẻ có hiện tượng khò khè. Khi cơ thể đủ nước sẽ giúp thanh lọc, đào thảo độc tố và làm sạch vùng họng.

Cho trẻ tắm nắng

Một số trẻ thở khò khè, hay vặn mình là do bị thiếu vitamin D. Nên việc mẹ cho trẻ tắm nắng đúng cách vào sáng sớm hoặc chiều mát sẽ giúp hấp thụ vitamin D tự nhiên, tăng khả năng miễn dịch và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Tắm nắng bổ sung thêm nguồn vitamin D tự nhiên cho trẻ.
Tắm nắng bổ sung thêm nguồn vitamin D tự nhiên cho trẻ.

Hy vọng một vài thông tin trên đây về hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình bổ ích cho bố mẹ. Nếu nhận thấy biểu hiện lạ của trẻ, nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc nhé!
 

0385781539