Bị khàn tiếng thì nên xử lý như thế nào?

Bị khàn tiếng thì nên xử lý như thế nào? 2024-10-17 02:40:20
post

Bị khàn tiếng có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng hoặc nghiêm trọng hơn là polyp thanh quản, u xơ dây thanh hay thậm chí là ung thư. Vậy bị khàn tiếng cần xử trí thế nào còn tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh gì. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bị khàn tiếng khi dây thanh âm gặp vấn đề không thể rung đều.
Bị khàn tiếng khi dây thanh âm gặp vấn đề không thể rung đều.

Nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng

Cơ chế hình thành giọng nói

Trong quá trình phát âm (giọng nói, tiếng hát) thì thanh quản đóng vai trò chính. Bên trong thanh quản có 1 cặp dây thanh âm như nếp gấp bằng màng nhầy nằm ở bên trên ống khí quản. Khi phát âm, luồng hơi từ phổi đẩy lên, tác động lên tác nếp thanh âm tạo ra âm thanh. Tần suất rung tùy thuộc vào cao độ của âm thanh. Tần số của âm thanh phụ thuộc vào sự căng và vị trí của nếp thanh âm. 
 m thanh hay tiếng nói phát ra có sự thay đổi cần có cộng hưởng của các cơ quan khác nhau. Trong đó có thể kể đến như xoang mũi, hốc mũi, miệng, hầu, môi, lưỡi, cơ màn hầu.

Lý giải hiện tượng bị khàn tiếng

Khàn tiếng là tình trạng dây thanh quản không thể rung đều hoặc mất đi khả năng rung động. Có thể là vì dây thanh quản bị tổn thương, sưng đau, xuất hiện các khối u bất thường.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng từ nhẹ tới nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng từ nhẹ tới nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân có thể khiến bạn bị khàn tiếng như:

  • Viêm thanh quản, viêm amidan là những nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng.

  • Polyp thanh quản, u xơ thanh quản

  • U tuyến giáp

  • Trào ngược dạ dày thực quản

  • Hít phải dị vật, chất kích thích

  • Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc

  • Sử dụng thuốc Corticosteroid dạng hít

  • Một số vấn đề thần kinh gây khàn tiếng như: đột quỵ, bệnh parkinson, bệnh đa xơ cứng, chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia), liệt dây thần kinh quanh quản…

  • Ung thư: Ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi… hoặc các bệnh ung thư khác có di căn đến giữa phổi, gây chèn ép dây thần kinh thanh quản và gây khàn tiếng.

Hướng xử lý khi bị khàn tiếng

Bị khàn tiếng chẩn đoán thế nào

Khi đến các cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mũi họng, thanh quản để xem có tổn thương nào dẫn tới bị khàn tiếng hay không. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện thêm các kiểm tra, xét nghiệm.

Các phương pháp chẩn đoán giúp xác định nguyên nhân gây khàn tiếng là lành tính hay nguy hiểm.
Các phương pháp chẩn đoán giúp xác định nguyên nhân gây khàn tiếng là lành tính hay nguy hiểm.

Một số kỹ thuật chẩn đoán khàn tiếng thường bao gồm nội soi thanh quản thường quy, nội soi hoạt nghiệm thanh quản. Qua hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể kiểm tra được độ rung động, hoạt động đóng mở của dây thanh; các tổn thương ở dây thanh nhằm xác định đó là tổn thương lành tính hay khối u…

Cách điều trị khi bị khàn tiếng

Sau khi được kiểm tra và xác định nguyên nhân gây bị khàn tiếng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Cụ thể:

Bị khàn tiếng do hò hét, lạm dụng giọng nói

Người bệnh sẽ cần phải tiết chế việc sử dụng giọng nói của mình. Giảm bớt các hoạt động phải nói to, nói nhiều. Bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ khuếch đại âm thanh nếu cần như loa, micro… Thực hiện các bài tập luyện thanh cũng giúp giảm bị khàn tiếng.

Hạn chế sử dụng giọng nói cũng là cách bảo vệ thanh quản của bạn.
Hạn chế sử dụng giọng nói cũng là cách bảo vệ thanh quản của bạn.

Bị khàn tiếng do viêm họng, cảm cúm, ho, sốt, trào ngược dạ dày, dị ứng…

Bác sĩ sẽ cung cấp đơn thuốc giúp điều trị dứt điểm các bệnh trên đây cũng như căn dặn bạn xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Sau khi sức khỏe ổn định, hết bệnh thì tình trạng bị khàn tiếng cũng sẽ mất đi.

Bị khàn tiếng do dây thanh xuất hiện các khối u, hạt xơ

Polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh có thể được điều trị bằng thuốc để ức chế sự phát triển của khối u cũng như làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi thanh quản để loại bỏ u xơ.

Bị khàn tiếng do liệt dây thanh quản

Điều trị khàn tiếng do liệt dây thanh quản còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, thời gian bệnh… Có các phương pháp chủ yếu để điều trị như âm ngữ trị liệu, tiêm thanh quản, phẫu thuật hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nội soi thanh quản giúp hạn chế xâm lấn, giữ sức cho người bệnh. Nếu tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể về trong ngày.
Nội soi thanh quản giúp hạn chế xâm lấn, giữ sức cho người bệnh. Nếu tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể về trong ngày.

Bị khàn tiếng do ung thư thanh quản, ung thư họng…

Đây là bệnh lý phức tạp và khó điều trị. Khi phát hiện bị ung thư, bệnh nhân sẽ cần được điều trị ung thư bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, các phương pháp nhắm đích khác. Tùy thuộc vào việc bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của ung thư, bác sĩ chủ trị sẽ đưa ra hướng điều trị hợp lý.
Để bảo vệ bản thân không bị khàn tiếng, ngoài những việc làm đơn giản như giữ ấm cổ họng, hạn chế dùng rượu bia thuốc lá, không lạm dụng giọng nói… Mỗi người cũng nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư để không gặp phải tình trạng đáng tiếc.
 

0385781539