Trẻ sơ sinh bị khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị khò khè do đâu, liệu đây có phải là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý nguy hiểm? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý qua bài viết cùng Dược Sao Mai nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè
Trẻ sơ sinh bị khò khè là hiện tượng trẻ phát ra những âm thanh khác lạ khi thở, khi ngủ hoặc khi bú.
Bố mẹ có thể kiểm tra trẻ sơ sinh bị khò khè bằng cách áp tai gần miệng hoặc mũi của trẻ. Âm thanh thường không đều và khá giống tiếng ngáy nhe. Tiếng khò khè thường xuất hiện rõ và nhiều hơn trong khi bé đang ngủ.
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè. Trong đó, có những nguyên nhân chủ yếu như:
Trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản
Đây là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới do virus gây ra. Bệnh thường gặp khi trời chuyển lạnh hay thời tiết giao mùa. Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản, sẽ tiết nhiều dịch nhầy và đờm hơn, gây tắc nghẽn đường hô hấp. Và đó là lý do gây nên tiếng thở khò khè.
Trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng
Khi tiếp xúc với các dị nguyên – chất gây dị ứng (như khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, hóa chất…) cơ thể sẽ bị kích thích tiết ra nhiều đờm và dịch nhầy hơn. Ở trẻ sơ sinh, việc tự làm sạch mũi họng như người lớn là chưa thể, gây tích tụ dịch nhầy và làm tắc nghẽn đường thở của trẻ. Khiến trẻ gặp khó khăn khi hít thở và tại tiếng thở không đều, khò khè.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè có thể do bệnh lý hoặc do trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng trong môi trường.
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, trẻ sẽ bị hút phải một lượng nhỏ chất lỏng này vào phổi. Là chất có tính axit nên có có thể gây kích ứng, sưng phù đường hô hấp và khiến trẻ sơ sinh bị khò khè.
Mềm sụn thanh quản
Đây là một bất thường bẩm sinh ở trẻ khiến cho cấu trúc thượng thanh môn mềm, làm cho thanh quản bị xẹp vào trong, từ đó gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè.
Ngoài những nguyên nhân trên đây, trẻ sơ sinh bị khò khè cũng có thể đến từ những vấn đề khác như trong đường hô hấp có dị vật, viêm thanh phế quản cấp tính, viêm amidan, bệnh lý tim mạch, dị tật hộp sọ, khối u ở phổi…
Cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị khò khè
Trẻ sơ sinh bị khò khè nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, để cho tình trạng kéo dài có thể gây nên hiện tượng ngừng thở vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, có cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị khò khè để giúp trẻ sớm phục hồi sức khỏe.
Phụ huynh có thể xử lý trẻ sơ sinh bị khò khè tại nhà nếu ở mức độ nhẹ.
Tùy vào nguyên nhân, mức độ, triệu chứng trẻ sơ sinh bị khò khè mà lựa chọn các xử lý phù hợp. Đối với những trường hợp còn nhẹ, có một số cách chăm sóc tại nhà như:
Vệ sinh mũi cho trẻ
Có thể dùng dụng cụ hút mũi, nước muối sinh lý để rửa và làm sạch mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè. Loại bỏ được chất nhầy ra khỏi mũi giúp cho đường thở của trẻ thông thoáng, trẻ hít thở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, các cơ quan trong mũi của trẻ vẫn đang ở giai đoạn phát triển nên bố mẹ cần thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương trẻ. Các sản phẩm, dụng cụ vệ sinh cũng cần được đảm bảo an toàn, khử trùng sạch sẽ trước và khi dùng.
Tạo độ ẩm trong không khí
Việc trẻ được sống trong môi trường có độ ẩm phù, không quá khô cũng không quá ẩm sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Môi trường sống có độ ẩm ổn định giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, cải thiện triệu chứng thở khò khè của trẻ.
Môi trường có độ ẩm phù hợp giúp giảm nghẹt mũi.
Bù nước cho trẻ
Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa, có thể tăng cữ bú hằng ngày để trẻ được bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết thì bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm một số dung dịch bù nước, bù điện giải phù hợp cho trẻ sơ sinh.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè
Bên cạnh những cách trên đây, để trẻ nhanh chóng hết tình thở khò khè, bố mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề như:
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh
- Khi tiếp xúc, chơi đùa với trẻ thì nên vệ sinh sạch sẽ, rửa tay với xà phòng…
- Hạn chế đến những nơi đông người khi trẻ sơ sinh đang bị khò khè. Hoặc nếu phải đi, nên dùng biện pháp che chắn, bảo hộ cho trẻ.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, không khói bụi, ẩm mốc, thuốc lá…
- Không để máy lạnh quá lạnh, quạt quá mạnh và hướng thẳng vào người trẻ.
- Không hoặc hạn chế để những người đang bị bệnh hô hấp tiếp xúc với trẻ.
Đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ sơ sinh bị khò khè dai dẳng lâu ngày không khỏi.
Bố mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị bệnh cho trẻ sơ sinh mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị khò khè kéo dài, kèm các triệu chứng như sốt cao, nôn ói, khó thở, thở dốc… thì cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế.