Cách ăn uống giúp giảm đau trào ngược dạ dày
Đồ ăn thức uống được nạp vào cơ thể hằng ngày là một trong những tác nhân chính gây đau trào ngược dạ dày và khiến bệnh trầm trọng hơn. Ngược lại, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện triệu chứng, giảm đau trào ngược dạ dày.
Đồ ăn thức uống gây đau trào ngược dạ dày
Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ở đầu dưới thực quản sẽ có một cơ thắt, gọi là cơ thắt dưới. Khi thức ăn đi qua, cơ này sẽ đóng chặt lại không cho thức ăn và dịch dạ dày đi ngược trở lên.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt dưới này bị suy yếu, giãn hay nhão, đóng không chặt. kèm theo đó là sự bất thường ở nhu động thực quản hay thức ăn tồn tại ở dạ dày quá lâu, hay do thoát vị khe Winslow. Những yếu tố này tạo điều kiện cho thức ăn và dịch dạ dày đi lên thực quản và gây khó chịu cho người bệnh. Dịch dạ dày có tính axit, sau một thời gian dài lặp đi lặp lại hoạt động trào ngược sẽ gây kích thích niêm mạc thực quản, sinh ra các triệu chứng bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản cũng chính là biểu hiện của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố phòng thủ. Yếu tố tấn công gồm: Sự tăng tiết HCl, pepsine, sự ứ trệ thức ăn gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản. Khi ăn những loại thức ăn có tính kích thích, đồ uống có gas… sẽ gây tăng tiết HCl và pepsin.
Trào ngược dạ dày có các biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, đau ngực, ho, đau họng… Mọi nhóm tuổi đều có thể bị trào ngược.
Đau trào ngược dạ dày nếu để lâu dài không điều trị có thể dẫn đến viêm loét thực quản, hẹp thực quản, nguy hiểm hơn là bị barrett thực quản, ung thư thực quản…
Cách ăn uống để giảm đau trào ngược dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng trong đó có những thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá no, ăn đồ ăn có tính axit, đồ chua, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán… sẽ gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản. Từ đó làm cho cơ này bị yếu, đóng mở thất thường và gây trào ngược.
Vậy, để phòng và điều trị bệnh, thay đổi chế độ ăn uống chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng.
Đồ ăn
Khi lựa chọn và chế biến thức ăn trong ngày, cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ.
-
Thay đổi cách chế biến từ chiên, xào sang hấp luộc.
-
Lựa chọn nguồn protein có cholesterol thấp như cá hồi, thịt nạc heo, thì nạc gà…
-
Sử dụng chất béo tốt cho cơ thể như dầu ô liu, đầu đậu nành hay bơ.
-
Mỗi bữa ăn nên có thêm rau củ, thực phẩm giàu chất xơ.
-
Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng nên tránh những loại chứa thành phần axit nhiều như cam, chanh, bưởi, me, cóc, cà chua… Nên dùng trái cây ngoài bữa ăn và chọn các loại như Chuối, táo, dưa hấu, dừa vì những loại này chứa các khoáng chất có tính kiềm như canxi, magie và kali, góp phần kiểm soát triệu chứng trào ngược axit dạ dày.
-
Hạn chế ăn mặn, nêm nếm vừa ăn, tránh ăn mắm, ăn khô, hạn chế chấm thêm trong khi ăn thì có thể làm rối loạn hoạt động cơ thắt.
-
Chọn những loại thực phẩm tốt cho chứng trào ngược như bánh mì, yến mạch, sữa chua, các loại đậu đỗ…
Khi ăn, nên ăn chậm, đủ thời gian nhai thức ăn để có thể dễ dàng tiêu hóa hơn. Mỗi bữa, cũng không nên ăn quá no và nên ăn bữa tối sớm trước khi đi ngủ 3 – 4 tiếng.
Thức uống
Ăn đi kèm với uống, nên những loại đồ uống hằng ngày được cho là tốt cho cơ thể nhưng đôi khi lại không tốt cho người bị đau trào ngược dạ dày:
-
Tạm ngưng dùng sữa tươi, thay thế bằng sữa chua, yaourt hay sữa đậu nành có bổ sung canxi.
-
Nên uống nước trước bữa ăn và uống nước đun sôi để nguội. Uống nước trong hoặc sau khi ăn sẽ làm căng dạ dày, tăng áp suất đến cơ thắt thực quản.
-
Không uống café, bia, rượu.
-
Có thể dùng trà…
Trên đây là một vài thông tin Dược Sao Mai chia sẻ về cách ăn uống giúp phòng và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng thuốc theo toa bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.